image banner
KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NGHỆ AN MỘT NĂM NHÌN LẠI
Năm 2024, năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật hợp tác xã (HTX) 2023, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên các loại hình kinh tế hợp tác, khu vực KTTT, HTX trên địa bàn Nghệ An đã có nhiều bước chuyển tích cực.
 Các loại hình kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục được củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong năm đã có 30 HTX được thành lập mới, nâng tổng số HTX trên địa bàn tỉnh là 925 HTX, trong đó số HTX hoạt động thường xuyên là 888 HTX (704 HTX hoạt động trên lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, 125 HTX hoạt động trên các lĩnh vực phi nông nghiệp  59 Quỹ TDND). Gắn với việc triển khai Luật HTX 2023, các HTX đã tập trung củng cố tổ chức, đổi mới phương pháp quản lý, điều hành và phương thức hoạt động; tích cực tiếp cận thị trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tăng cường học hỏi kinh nghiệm thực tiễn và tham gia các hoạt động liên kết sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu để thực hiện các dịch vụ đầu vào, đầu ra, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, do vậy hiệu quả hoạt động được nâng lên. Năm 2024 có 545 HTX được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, chiếm 61,4% trên tổng số HTX đang hoạt động và tăng 8,2 % so với năm 2023. Trong năm đã có 3 HTX trên địa bàn tỉnh được Liên minh HTX Việt Nam bình chọn, suy tôn lọt vào top 100 HTX tiêu biểu của toàn quốc và trao giải thưởng Ngôi sao HTX Việt Nam 2024 “Coopstar Awarads năm 2024”.   
 

Đồng chí Nguyễn Bá Châu, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh phát biểu tại Lễ suy tôn Giám đốc HTX tiêu biểu năm 2024
             


Nhiều HTX đã đầu tư hoạt động theo hướng liên kết chuỗi, xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh có quy mô lớn trên các lĩnh vực thương mại, sản xuất chế biến nông sản, hải sản, dược liệu. Đến năm 2014, toàn tỉnh đã có 215 HTX sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. Các HTX đã tích cực hưởng ứng và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát huy tốt vai trò là “bà đỡ” cho thành viên, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động, góp phần rất lớn trong việc ổn định an sinh xã hội ở địa phương. Chương trình mỗi xã một sản phẩm được các HTX hướng ứng mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh đã có 567 sản phẩm đạt tiêu chuẩn Ocoop, trong đó: có 01 sản phẩm đạt hạng 5 sao, 37 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 529 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Trong số đó có 110 HTX và 56 Tổ hợp tác với 269/567 (chiếm 47,4%) sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên. Bên cạnh đó, năm 2024, khu vực KTTT, HTX đã có 22 sản phẩm của 20 HTX trong tổng số 79 sản phẩm của 77 đơn vị trong toàn tỉnh được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Điều đáng khích lệ là khu vực KTTT, HTX ngày càng thu hút thêm nhiều cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng vào làm việc, ngày càng đáp ứng tốt hơn nguồn nhân lực trong quản lý điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh  có 57 Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị HTX trẻ tuổi và 62 Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị HTX là nữ. Hầu hết các HTX do lực lượng trẻ, nữ đảm nhận vai trò Giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị đều rất năng động, quản lý, điều hành các hoạt động của HTX có hiệu quả.
Nhìn chung, hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh đã có những chuyến biến tích cực, đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế; khai thác các nguồn lực địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy vậy, khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh trong năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Các HTX phát triển mới chủ yếu tập trung trên lĩnh vực nông nghiệp; quy mô hoạt động của nhiều HTX vẫn còn nhỏ, vốn ít, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc khó khăn. Đội ngũ cán bộ quản lý các HTX nhìn chung trình độ chuyên môn vẫn còn thấp; tính chủ động trong đổi mới quản lý điều hành, tiếp cận thị trường và khoa học kỹ thuật còn hạn chế; hoạt động liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác chưa nhiều. Việc tiếp cận các cơ chế, chính sách nhất là về đất và vốn sản xuất còn nhiều bất cập. Do vậy, nhiều HTX vẫn hoạt động cầm chừng, chậm thích ứng với yêu cầu trước tình hình, chưa phát huy được các tiềm năng lợi thế của địa bàn và vai trò của các thành viên; doanh thu của nhiều HTX còn thấp. Để khu vực KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những bước phát triển cao hơn, trong thời gian tới, cần tập trung quan tâm một số vấn đề sau:
Một là, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT, HTX, nhất là Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương; Chương trình hành động số 50 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 363 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong tình hình mới, gắn với việc tiếp tục quán triệt, triển khai sâu rộng Luật HTX 2023 và các văn bản thi hành Luật HTX 2023.
Hai là, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, nhất là trong việc tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các HTX củng cố tổ chức, phương thức hoạt động theo đúng Luật HTX 2023; tư vấn, hỗ trợ các HTX xây dựng và nhân diện mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị; tư vấn, hỗ trợ các HTX ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu, kết nối tiệu thụ sản phẩm v.v..
Ba là, tăng cường các diễn đàn KTTT, các hoạt động gặp gỡ, trao đổi, nghiên cứu thực tế, tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ quản lý HTX được tiếp cận, nắm bắt, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và kết nối hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập đối với các HTX, nhất là các vướng mắc trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. 
Bốn là, tiếp tục chăm lo công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý HTX, đặc biệt là kỹ năng xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và thực hiện chuyển đổi số.
Năm là, đẩy mạnh các phong trào thi đua trong các HTX và các loại hình kinh tế hợp tác; đồng thời phát huy tốt vai trò chủ động của các HTX, các tổ hợp tác để triển khai và phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào, các nhiệm vụ góp phần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, về giảm nghèo bền vững và về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nguyễn Bá Châu - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1