image banner
NHỮNG BẤT CẬP TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÔI VỚI HỢP TÁC XÃ
Tính đến hết tháng 10 năm 2012, toàn tỉnh Nghệ An có 847 HTX và Liên hiệp HTX với tổng số xã viên 651.971 người. Tổng số Tổ hợp tác 2.775, với 16.650 thành viên. Những năm qua, khu vực kinh tế tập thể hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, vận tải và trên một số lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động khá lớn và đã đóng góp vào GDP của tỉnh hơn 7%, tăng 1,5% so với 2007.
Tính đến hết tháng 10 năm 2012, toàn tỉnh Nghệ An có 847 HTX và Liên hiệp HTX với tổng số xã viên 651.971 người. Tổng số Tổ hợp tác 2.775, với 16.650 thành viên. Những năm qua, khu vực kinh tế tập thể hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, vận tải và trên một số lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động khá lớn và đã đóng góp vào GDP của tỉnh hơn 7%, tăng 1,5% so với 2007.

Từ sau khi có Nghị định 88/2005 NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã”. Tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện, góp phần thức đẩy phát triển kinh tế HTX. Trong 6 năm (2007-2012) đã thành lập mới 109 HTX và 439 Tổ hợp tác. Bên cạnh việc tác động tích cực của chính sách phát triển HTX, quá trình thực hiện còn có một số bất cập nổi lên cần quan tâm, đó là:

Thứ nhất: Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Những năm qua, thực hiện chính sách này, đội ngũ cán bộ HTX đã được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, quản lý HTX, góp phần quan trọng trong củng cố, nâng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, sau khi có Luật Hợp tác xã 2003, vấn đề đầu tiên để củng cố, thành lập HTX theo luật là phải có sáng lập viên, đó là những người khởi xướng việc thành lập, có trách nhiệm và khả năng tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia HTX và đó cũng là những người xây dựng phương hướng hoạt động của HTX. Theo chính sách hiện hành, Nhà nước hỗ trợ các khoản về thông tin, tư vấn kiến thức, tư vấn xây dựng điều lệ và hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập. Khoản kinh phí hỗ trợ này khoảng 20 triệu và được chi sau khi HTX được thành lập và được cấp có thẩm quyền cấp đang ký kinh doanh.

Chính sách này cũng đã đi vào thực tiễn, phát huy tác dụng. Song còn có bất cập, đoa là: Hầu hết sáng lập viên là những người có tâm huyết, có kinh nghiệm, nhưng chưa có nhiều kiến thức và hiểu biết đầy đủ về HTX và phương pháp vận động phát triển thành viên, cũng như việc xây dựng phương án ban đầu. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ ban đầu cho hoạt động này chưa có, còn chính sách hỗ trợ thành lập chỉ được thanh toán sau. Cho nên, có nhiều khó khăn cho “buổi đầu” khởi nghiệp. Vì vậy cần nghiên cứu có chính sách hỗ trợ để bòi dưỡng kiến thức cho đội ngũ sáng lập viên và hỗ trợ sáng lập viên trong công tác tuyên truyền, vận động phát triển xã viên.

Thứ hai: Về chính sách đất đai: Theo quy định của Nghị định 88/2005, các HTX sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có nhu cầu sử dụng đất là trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ phục vụ xã viên sản xuất được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Song có thêm quy định “UBND tỉnh căn cứ quỹ đất của địa phương xem xét”. Đây là quy định đúng và hay cho HTX thuộc loại hình nói trên. Song thực tế không thực hiện được vì thực tế hiện nay đất đai đã giao cho hộ gia đình sử dụng theo Nghị định 164/2003 NĐ-CP, các cơ sở muốn có đất làm công trình văn hóa, phúc lợi cũng đều phải thực hiện chính sách đền bù cho người có đất bị thu hồi. Theo quy định hiện hành về đền bù, giải phóng mặt bằng thì HTX không có khả năng, trong khi ngân sách địa phương có hạn, không thể thực hiện được biện pháp giao “đất sạch” cho HTX.

Đối với HTX phi nông nghiệp “được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật”. Vấn đề này khó thực hiện vì giá đất quá cao so với khả năng vốn của HTX, nhất là trong việc thực hiện phương án trả tiền một lần.

Để giúp các HTX có điều kiện tổ chức hoạt động và hoạt động có hiệu quả, Nhà nước cần nghiên cứu giải quyết các vướng mắc nói trên. Cần có cơ chế hỗ trợ cho các địa phương có ”đất sạch” để giao cho các HTX sử dụng hoặc thuê.

Về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An số HTX có đất làm trụ sở và nhà kho trước đây, mới chỉ có khoảng 5% HTX được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy các HTX không có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng (không có thế chấp). Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cấp giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Để giải quyết vấn đề chậm này, cần nghiên cứu, phân cấp hoặc ủy quyền cho UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh thực hiện, vì diện tích cho mỗi HTX không nhiều, bộ máy tham mưu, quản lý của cấp huyện về quản lý đất đai cũng đảm đương được.

Thứ ba: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất, đời sống cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới chưa thực hiện một cách có hiệu quả vì nguồn hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu.

Thứ tư: Vấn đề quản lý các nguồn vốn thực hiện cơ chế chính sách còn dàn trải, chưa tập trung, nhất là hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Cần nghiên cứu giao cho một tổ chức chủ trì, để nghiien cứu, lập kế hoạch cụ thể và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện, nhằm phát huy tối đa hiệu quả các nguồn hỗ trợ HTX.

Trần Đình Hường (Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nghệ An)

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1